anhkimlogo

buildings-lightCÔNG TY TNHH LUẬT ÁNH KIM

buildings-light035.815.1993

envelope-simple-light[email protected]

QUYỀN CỦA BÊN ĐẶT CỌC KHI BÊN NHẬN CỌC KHÔNG THỰC HIỆN NGHĨA VỤ

QUYỀN CỦA BÊN ĐẶT CỌC KHI BÊN NHẬN CỌC KHÔNG THỰC HIỆN NGHĨA VỤ

 

Đặt cọc là một biện pháp bảo đảm cho việc giao kết hoặc thực hiện hợp đồng, trong đó bên đặt cọc giao cho bên nhận đặt cọc một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

Điều 328. Đặt cọc

1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

1. CÁC LƯU Ý KHI ĐẶT CỌC

Khi đặt cọc, các bên cần lưu ý một số nội dung sau:

Thứ nhất, tài sản đặt cọc có thể là một khoản tiền, kim đá quý, đá quý hoặc một vật có giá trị khác. Bên đặt cọc sẽ chuyển tài sản đặt cọc này cho bên nhận đặt cọc chiếm giữ. 

Thứ hai, nội dung nghĩa vụ đảm bảo: Bằng biện pháp đặt cọc, hai bên sẽ đảm bảo giao kết hợp đồng hoặc thực hiện hợp đồng đã được giao kết trước đó. 

Thứ ba, xác lập và hiệu lực của hợp đồng đặt cọc: Do bản chất là một hợp đồng, nên hợp đồng đặt cọc cũng phải tuân thủ quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Cụ thể, gồm các điều kiện: 

- Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

- Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

- Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

- Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

2. QUYỀN CỦA BÊN ĐẶT CỌC KHI BÊN NHẬN ĐẶT CỌC KHÔNG THỰC HIỆN NGHĨA VỤ

Theo quy định tại khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự năm 2015, nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Như vậy, trong trường hợp không có thỏa thuận khác, bên đặt cọc có thể sẽ được nhận thêm một khoản tiền tương ứng với giá trị tài sản đặt cọc, tức thực tế sẽ được nhận lại gấp đôi số tiền đã đặt cọc trước đó. Ví dụ, anh A đặt cọc 20 triệu đồng đảm bảo giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, anh B nhận đặt cọc. Trong trường hợp này, nếu anh B từ chối giao kết hợp đồng thì anh B phải trả anh A 40 triệu đồng, trong đó 20 triệu đồng là hoàn trả tiền anh A đã đặt cọc trước đó. 

Đây là điều mà bên đặt cọc có thể không quan tâm tới. Kể cả khi xảy ra tranh chấp thì bên đặt cọc thông thường cũng chỉ yêu cầu nhận lại số tiền đã cọc mà không biết tới khoản tiền bên nhận cọc phải trả cho mình theo quy định của pháp luật.

 

———————————————————

Hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất:

Công ty Luật TNHH Ánh Kim

Địa chỉ: 80 Tây Sơn, thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội

Điện thoại: 035.815.1993

--------------------------------

???????? ÁNH KIM - UY TÍN TẠO NÊN THƯƠNG HIỆU!????????

???? Chuyên tư vấn, tranh tụng và thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan tới:

???? Dân Sự, Hình sự, Hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, thành lập, thay đổi đăng ký kinh doanh, đất đai, bất động sản,..

luatanhkim.com

#luatanhkim

#congtyluatanhkim

#anhkimlawfirm

scroll to top

Icon contact 2