anhkimlogo

buildings-lightCÔNG TY TNHH LUẬT ÁNH KIM

buildings-light035.815.1993

envelope-simple-light[email protected]

PHÂN BIỆT GIẤY ỦY QUYỀN VÀ HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN

 

Không ít người cho rằng Giấy ủy quyền và Hợp đồng ủy quyền là một và gọi lẫn lộn giữa 2 loại với nhau. Tuy nhiên, bản chất của chúng hoàn toàn khác nhau. Chúng ta có thể căn cứ vào những yếu tố sau đây:

·  Khái niệm:

+ Giấy ủy quyền: Là một hình thức đại diện ủy quyền do chủ thể bằng hành vi pháp lý đơn phương thực hiện, trong đó ghi nhận việc người ủy quyền chỉ định người được ủy quyền đại diện mình thực hiện một hoặc nhiều công việc trong phạm vi quy định tại Giấy ủy quyền

+ Hợp đồng ủy quyền: Là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định ( Điều 562 Bộ luật Dân sự 2015).

·  Chủ thể:

+ Giấy ủy quyền: Được lập và ký bởi người ủy quyền (hay gọi là ủy quyền đơn phương)

+ Hợp đồng ủy quyền: Được lập và ký bởi người ủy quyền và người được ủy quyền

·  Giá trị thực hiện:

+ Giấy ủy quyền: Khi ủy quyền, không cần có sự tham gia của bên nhận ủy quyền (việc lập giấy ủy quyền không đòi hỏi bên nhận ủy quyền phải đồng ý và  không có giá trị bắt buộc bên nhận ủy quyền phải thực hiện các công việc ghi trong giấy ủy quyền). Đồng thời, người được ủy quyền không được ủy quyền lại, trừ trường hợp pháp luật có quy định

+ Hợp đồng ủy quyền: Đòi hỏi phải có sự tham gia ký kết của cả bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền (việc lập hợp đồng ủy quyền đòi hỏi bên nhận ủy quyền phải đồng ý và có giá trị bắt buộc phải thực hiện các công việc đã nêu trong hợp đồng, đồng thời bên nhận ủy quyền có thể được nhận thù lao nếu thỏa thuận trong hợp đồng). Bên được uỷ quyền chỉ được uỷ quyền lại cho người thứ ba, nếu được bên uỷ quyền đồng ý hoặc pháp luật có quy định

·  Thời hạn ủy quyền:

+ Giấy ủy quyền: Do Người ủy quyền quy định hoặc do pháp luật quy định

+ Hợp đồng ủy quyền: Do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thoả thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng uỷ quyền có hiệu lực một năm, kể từ ngày xác lập việc uỷ quyền. ( Điều 563 BLDS 2015)

·  Đơn phương chấm dứt thực hiện uỷ quyền:

+ Giấy ủy quyền: Sau khi Giấy ủy quyền được lập mà bên nhận ủy quyền không thực hiện công việc thì bên ủy quyền cũng không có quyền yêu cầu bên nhận ủy quyền phải thực hiện, kể cả việc bồi thường thiệt hại

+ Hợp đồng ủy quyền: Hợp đồng ủy quyền quy định rõ ràng về nghĩa vụ của bên được ủy quyền, và nếu có thiệt hại thì phải bồi thường nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền

Hiện nay, chưa có quy phạm pháp luật cụ thể quy định về Giấy ủy quyền mà chỉ quy định về hợp đồng ủy quyền (căn cứ BLDS 2015)

 

___________________________________________________

 

Công ty Luật TNHH Ánh Kim với đội ngũ Luật sư và Chuyên gia pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, tận tâm. Chúng tôi tự hào vì những năm qua đã mang lại sự thành công cho nhiều khách hàng trong nhiều lĩnh vực…

Mọi thông tin chi tiết, Quý khách vui lòng liên hệ với Công ty Luật TNHH Ánh Kim chúng tôi theo:

Địa chỉ: 86 Tây Sơn, thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội

      Điện thoại: 035.815.1993

scroll to top

Icon contact 2