anhkimlogo

buildings-lightCÔNG TY TNHH LUẬT ÁNH KIM

buildings-light035.815.1993

envelope-simple-light[email protected]

LƯƠNG BAO NHIÊU THÌ PHẢI ĐÓNG THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN?

 

 

 

Khi nào phải đóng thuế thu nhập cá nhân là vấn đề được nhiều người quan tâm, bài viết dưới đây sẽ đem đến cho bạn thông tin pháp lý về thuế thu nhập cá nhân và trả lời cho câu hỏi lương bao nhiêu thì phải đóng thuế thu nhập cá nhân.

1. Thuế thu nhập cá nhân là gì?

Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế rất quan trọng và có ý nghĩa, đây là loại thuế trực thu, tính trên thu nhập của người nộp thuế sau khi đã trừ các thu nhập miễn thuế và các khoản được giảm trừ gia cảnh. Thuế thu nhập cá nhân được đánh trên nguyên tắc công bằng để đảm bảo đời sống cho những người có thu nhập thấp và trung bình.

Đây là cách nhà nước huy động sự đóng góp và tạo ra nguồn thu cho ngân sách nhà nước và còn rất nhiều vai trò và ý nghĩa của lợi thuế này đối với xã hội và đất nước như giảm khoảng cách giàu nghèo, giúp cán cân của nền kinh tế được cân đối giữa thu nhập, tiêu dùng và tiết kiệm…

2. Lương bao nhiêu thì phải đóng thuế thu nhập cá nhân?

Căn cứ theo quy định tại  Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 quy định về mức giảm trừ gia cảnh như sau:

“1. Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm);

2. Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng”.

Như vậy, căn cứ theo cách tính thuế theo quy định pháp luật và quy định về mức giảm trừ gia cảnh theo Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 có thể kết luận:

Các cá nhân có thu nhập từ 11.000.000đ/tháng trở lên có thể phải đóng thuế thu nhập cá nhân cho Nhà nước. Các cá nhân có thu nhập dưới 11.000.000đ/tháng thì chắc chắn không cần phải đóng thế thu nhập cá nhân.

3. Cách tính thuế thu nhập cá nhân.

3.1. Tính thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú:

Lưu ý: Cách tính thuế này áp dụng đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công

Ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên

* Công thức tính thuế TNCN

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất

Để tính được số thuế phải nộp cần phải tính được thu nhập tính thuế và thuế suất, cụ thể:

+ Thu nhập tính thuế

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ [1]

Trong đó,

Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập – Các khoản được miễn [2]

Căn cứ vào công thức tính thuế trên, để tính được thu nhập tính thuế cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Tính tổng thu nhập

Bước 2: Tính các khoản thu nhập được miễn thuế (nếu có)

Các khoản thu nhập miễn thuế từ tiền lương, tiền công gồm:

- Phần tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương làm việc ban ngày, làm trong giờ theo quy định pháp luật.

- Thu nhập từ tiền lương, tiền công của thuyền viên là người Việt Nam làm việc cho hãng tàu nước ngoài hoặc hãng tàu Việt Nam vận tải quốc tế.

- Thu nhập của cá nhân là chủ tàu, cá nhân có quyền sử dụng tàu và cá nhân làm việc trên tàu có được từ hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ trực tiếp phục vụ hoạt động khai thác thủy sản xa bờ.

Bước 3: Tính thu nhập chịu thuế theo công thức [2]

Bước 4: Tính các khoản giảm trừ

– Giảm trừ gia cảnh đối với bản thân người nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm).

– Giảm trừ gia cảnh đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.

Ngoài ra, người nộp thuế còn được tính giảm trừ các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện, đóng góp từ thiện, khuyến học, nhân đạo.

Bước 5: Tính thu nhập tính thuế theo công thức nêu trên.

+ Thuế suất

Thuế suất từ tiền lương, tiền công đối với cá nhân ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên được áp dụng theo lũy tiến từng phần, cụ thể:

Bậc

Thu nhập tính thuế /tháng

Thuế suất

Tính số thuế phải nộp

     

Cách 1

Cách 2

1

Đến 5 triệu đồng (trđ)

5%

0 trđ + 5% TNTT

5% TNTT

2

Trên 5 trđ đến 10 trđ

10%

0,25 trđ + 10% TNTT trên 5 trđ

10% TNTT - 0,25 trđ

3

Trên 10 trđ đến 18 trđ

15%

0,75 trđ + 15% TNTT trên 10 trđ

15% TNTT - 0,75 trđ

4

Trên 18 trđ đến 32 trđ

20%

1,95 trđ + 20% TNTT trên 18 trđ

20% TNTT - 1,65 trđ

5

Trên 32 trđ đến 52 trđ

25%

4,75 trđ + 25% TNTT trên 32 trđ

25% TNTT - 3,25 trđ

6

Trên 52 trđ đến 80 trđ

30%

9,75 trđ + 30% TNTT trên 52 trđ

30 % TNTT - 5,85 trđ

7

Trên 80 trđ

35%

18,15 trđ + 35% TNTT trên 80 trđ

35% TNTT - 9,85 trđ

                   

 

3.2. Cách tính thuế thu nhập đối với cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động.

Theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2015, Thuế TNCN phải nộp của đối tượng này được tính bằng 10% trên tổng thu nhập:

"Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.

3.3. Cách tính thuế thu nhập đối với cá nhân không cư trú.

Khoản 1 Điều 18 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định số thuế thu nhập đối với cá nhân không cư trú được tính theo công thức sau:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = 20% x Thu nhập chịu thuế

Trong đó: Thu nhập chịu thuế TNCN = Tổng thu nhập - Các khoản thu nhập không chịu thuế TNCN - Các khoản thu nhập được miễn thuế TNCN.

__________________________________________

 

Công ty Luật TNHH Ánh Kim với đội ngũ Luật sư và Chuyên gia pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, tận tâm. Chúng tôi tự hào vì những năm qua đã mang lại sự thành công cho nhiều khách hàng trong nhiều lĩnh vực…

Mọi thông tin chi tiết, Quý khách vui lòng liên hệ với Công ty Luật TNHH Ánh Kim chúng tôi theo:

Địa chỉ: 86 Tây Sơn, thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội

 

Điện thoại: 035.815.1993

 

scroll to top

Icon contact 2