anhkimlogo

buildings-lightCÔNG TY TNHH LUẬT ÁNH KIM

buildings-light035.815.1993

envelope-simple-light[email protected]

ĐÌNH CÔNG THEO QUY ĐỊNH BỘ LUẬT LAO ĐỘNG 2019

ĐÌNH CÔNG THEO QUY ĐỊNH BỘ LUẬT LAO ĐỘNG 2019

Trên thực tế, đình công đang diễn ra ở nhiều địa phương và khiến cho việc sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp bị gián đoạn và chậm trễ. Nguyên nhân của các cuộc đình công là do tranh chấp về lợi ích kinh tế, điều kiện làm việc hoặc do người sử dụng lao động vi phạm pháp luật lao động.

Hiện nay, tại Việt Nam, người lao động có xu hướng tổ chức đình công tự phát trước khi đàm phán với người sử dụng lao động, không có sự tham khảo ý kiến trước với Công đoàn và không được tiến hành theo đúng trình tự được quy định trong Bộ luật Lao động. Điều này dẫn tới việc đình công của người lao động không được coi là hợp pháp và ảnh hưởng tới chính quyền và lợi ích hợp pháp của người lao đồng.

Căn cứ vào Điều 198 Bộ luật Lao động 2019, đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của người lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động và do tổ chức đại diện người lao động có quyền thương lượng tập thể là một bên tranh chấp lao động tập thể tổ chức và lãnh đạo.

 

1. Quyền đình công của người lao động

Người lao động có quyền đình công theo trường hợp quy định tại Điều 199 Bộ luật Lao động 2019. Cụ thể, tổ chức đại diện người lao động là bên tranh chấp lao động tập thể về lợi ích có quyền đình công trong các trường hợp sau: 

- Hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải quy định tại khoản 2 Điều 188 của Bộ luật này mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải;

- Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc thành lập nhưng không ra quyết định giải quyết tranh chấp hoặc người sử dụng lao động là bên tranh chấp không thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động.

2. Trình tự đình công

Đình công phải tuân theo đúng trình tự đình công quy định tại Điều 200 Bộ luật Lao động 2019, gồm: 

- Lấy ý kiến về đình công theo quy định tại Điều 201 của Bộ luật này.

- Ra quyết định đình công và thông báo đình công theo quy định tại Điều 202 của Bộ luật này.

- Tiến hành đình công.

3. Đình công bất hợp pháp

Trường hợp đình công bất hợp pháp quy định tại Điều 204 Bộ luật Lao động, bao gồm:

- Không thuộc trường hợp được đình công quy định tại Điều 199 của Bộ luật này.

- Không do tổ chức đại diện người lao động có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công.

- Vi phạm các quy định về trình tự, thủ tục tiến hành đình công theo quy định của Bộ luật này.

- Khi tranh chấp lao động tập thể đang được cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết theo quy định của Bộ luật này.

- Tiến hành đình công trong trường hợp không được đình công quy định tại Điều 209 của Bộ luật này.

- Khi đã có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công của cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 210 của Bộ luật này.

———————————————————

Hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất:

Công ty Luật TNHH Ánh Kim

Địa chỉ: 80 Tây Sơn, thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội

Điện thoại: 035.815.1993

--------------------------------

???????? ÁNH KIM - UY TÍN TẠO NÊN THƯƠNG HIỆU!????????

???? Chuyên tư vấn, tranh tụng và thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan tới:

???? Dân Sự, Hình sự, Hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, thành lập, thay đổi đăng ký kinh doanh, đất đai, bất động sản,..

luatanhkim.com

#luatanhkim

#congtyluatanhkim

#anhkimlawfirm

 

 

 

 

 

scroll to top

Icon contact 2