anhkimlogo

buildings-lightCÔNG TY TNHH LUẬT ÁNH KIM

buildings-light035.815.1993

envelope-simple-light[email protected]

chế độ tài sản chung cũng như quyền định đoạt tài sản chung của vợ chồng. Tài sản chung của vợ chồng là gì?

Tài sản chung của vợ chồng dùng để xây dựng, duy trì và phát triển đời sống chung. Tuy nhiên, có một số trường hợp vợ/chồng tự ý đứng ra ký tên thực hiện giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất chung. Vậy giao dịch này có hiệu lực không?
Luật Hôn nhân gia đình có quy định điều chỉnh về chế độ tài sản chung cũng như quyền định đoạt tài sản chung của vợ chồng.
Tài sản chung của vợ chồng là gì?
Tại Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định: “Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật HNGĐ; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung”
Như vậy, quyền sử dụng đất vợ/chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ khi có thỏa thận khác.
Quyền định đoạt tài sản chung của vợ chồng
ly hôn
Điều 35 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và Điều 13 Nghị định 126/2014/NĐ-CP có quy định như sau:
- Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận.
- Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây:
+ Bất động sản;
+ Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu;
+ Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình
Trong trường hợp vợ hoặc chồng xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì được coi là có sự đồng ý của bên kia trừ trường hợp yêu cầu thỏa thuận bằng văn bản nêu trên. Nếu vợ hoặc chồng định đoạt tài sản chung mà không có sự thỏa thuận bằng văn bản thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu và giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch vô hiệu.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, Tòa án vẫn cộng nhận hợp đồng với bên thứ ba là có hiệu lực.
Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 2 Điều 133 Bộ luật dân sự năm 2015 cũng quy định: “Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu.”
Tất nhiên, khi hợp đồng chuyển nhượng không bị vô hiệu thì một bên vợ/chồng bị ảnh hưởng quyền lợi có thể yêu cầu bên còn lại bồi thường thiệt hại theo đúng quy định pháp luật.
Có thể thấy, không phải khi nào vợ/chồng tự ý định đoạt tài sản chung thì giao dịch với bên thứ ba cũng bị vô hiệu. Tòa án sẽ công nhận giao dịch chuyển nhượng dựa trên việc xét đến yếu tố người không ký tên trong hợp đồng biết và cùng sử dụng tiền chuyển nhượng nhà đất không; người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất có phải là người ngay tình và được bảo vệ theo quy định của pháp luật hay không.
---------------------------------------------------
CÔNG TY LUẬT TNHH ÁNH KIM
Địa chỉ: 86 Tây Sơn, Thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 035 815 1993 - 0966 314 193

scroll to top

Icon contact 2